Trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới đúng phong tục Việt Nam

5/5 - (190 bình chọn)

Cưới xin là chuyện hệ trọng cả đời nên mọi thủ tục, nghi lễ trong đám cưới đều phải chuẩn bị một cách chỉn chu. Đặc biệt, bàn thờ gia tiên ngày cưới cũng sẽ được trang hoàng đầy đủ, tươm tất nhất để thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Đồng thời cầu mong các bậc bề trên phù hộ cho vợ chồng có một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc.

Bàn thờ gia tiên ngày cưới được trang hoàng tươm tất, đầy đủ
Bàn thờ gia tiên ngày cưới được trang hoàng tươm tất, đầy đủ

Đặc trưng của bàn thờ gia tiên ngày cưới ở miền Bắc

Người miền Bắc từ trước đến nay vẫn luôn rất coi trọng những phong tục, nghi lễ thờ cúng. Do đó, khâu trang trí bàn thờ gia tiên cũng được đầu tư và trau chuốt.

Bàn thờ gia tiên cho ngày cưới của người miền Bắc thường sẽ là bàn thờ chính trong nhà. Trước khi trang trí, bàn thờ phải được làm sạch, sắp xếp lại ngăn nắp rồi sau đó được phủ lên trên một lớp vải lụa màu đỏ.

Bên trên tấm vải đỏ sẽ được trang trí câu đối hoặc chữ Hỷ. Nhiều gia đình còn đốt thêm nhang vòng hoặc trầm hương để tăng thêm sự ấm cúng, trang trọng cho không gian.

Người miền Bắc coi trọng phong tục, tập quán nên ngày cưới rất được đầu tư
Người miền Bắc coi trọng phong tục, tập quán nên ngày cưới rất được đầu tư

Ngoài ra, trên bàn thờ còn được chuẩn bị mâm ngũ quả và hoa tươi. Lúc nhà trai đến sẽ mang theo một con gà luộc, xôi gấc và một số lễ vật khác đặt lên bàn thờ. Khi rước dâu, họ sẽ lấy một phần trong mâm quả đem về nhà chú rể và đặt lên bàn thờ thắp hương, khấn vái gia tiên, gọi là “lại quả”.

Đặc trưng của bàn thờ gia tiên ngày cưới ở miền Trung

Khu vực miền Trung vì thường xuyên hứng chịu thiên tai, nên bàn thờ gia tiên ngày cưới cũng có phần đơn giản hơn một chút nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ và tươm tất.

Hai bên bàn thờ gia tiên cũng sẽ được chuẩn bị mâm ngũ quả và hoa tươi. Còn về lễ vật thường sẽ bao gồm trầu cau, bánh phu thê, rượu trà, mâm ngũ quả và nến tơ hồng.

Bánh phu thê là nét đặc trưng của đám cưới miền Trung
Bánh phu thê là nét đặc trưng của đám cưới miền Trung

Đặc trưng của bàn thờ gia tiên ngày cưới ở miền Nam

Để đảm bảo không gian thực hiện nghi lễ cưới xin được sang trọng và thoải mái thì bàn thờ gia tiên sẽ được đặt ngay tại phòng khách. Người miền Nam cũng rất chú trọng phần nghi lễ nên bàn thờ được trang hoàng rất cầu kỳ và đẹp mắt.

Cụ thể, bàn thờ sẽ được phủ phông nền và trang trí cặp lư đồng, chữ Hỷ hoặc câu đối chúc phúc tương tự như người miền Bắc. Đặc biệt, mâm quả cưới của người miền Nam thường được trang trí, bày biện thành hình đôi long phụng rất công phu và đẹp mắt.

Ngoài ra, trong ngày ăn hỏi, phía nhà trai sẽ mang theo một cặp nến lớn được khắc hình long phụng để đặt lên bàn thờ gia tiên. Còn phía nhà gái sẽ chuẩn bị một đôi chân nến để thắp trong ngày rước dâu.

Mâm trái cây được kết thành hình long phụng
Mâm trái cây được kết thành hình long phụng

Những lưu ý khi chuẩn bị bàn thờ gia tiên ngày cưới 

Theo phong tục Việt Nam, các nghi lễ ngày cưới phải được chuẩn bị chỉn chu và tuân theo một số quy tắc nhất định.

Đặt hoa tươi trên bàn thờ gia tiên ngày cưới

Vào ngày cưới, hoa trên bàn thờ bắt buộc phải là hoa tươi, tuyệt đối tránh dùng hoa giả hay hoa cũ, đã héo úa. 

Bạn hoàn toàn có thể trang trí, kết hợp nhiều loại hoa với nhau tùy theo sở thích và ngân sách, miễn là tránh những loại hoa mang ý nghĩa chia ly như cúc vạn thọ, hoa ly trắng, phù dung, râm bụt,… là được.

Xem thêm: Bàn thờ gia tiên gồm những gì? Bày trí thế nào cho đúng?

Cách cắm hoa

Trong ngày cưới, số lượng bình hoa phải là số chẵn hoặc đi theo cặp, đặt đối xứng nhau. Chúng mang ý nghĩa xứng đôi vừa lứa, có đôi có cặp.

Tùy theo nhu cầu và tài chính, bạn có thể hướng hoa về cùng một mặt hoặc tỏa rộng ra cả 4 phía. Khi lựa hoa cưới thì nên tránh những bông đã nở quá rộ vì chúng sẽ nhanh tàn hơn.

Số lượng bình hoa ngày cưới phải là số chẵn
Số lượng bình hoa ngày cưới phải là số chẵn

Chuẩn bị trái cây

Khi chọn trái cây trưng trên bàn thờ gia tiên cũng cần sự cẩn trọng. Bên cạnh việc quả phải đẹp, cân đối, tươi thì còn phải có ngụ ý cầu mong cuộc sống hạnh phúc cho đôi lứa. 

Thông thường, mâm ngũ quả trong đám cưới sẽ mang ý nghĩa “Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh”. Cụ thể:

  • Thanh long: Tượng trưng cho rồng mây hội tụ, hình ảnh mọi người sum vầy, hạnh phúc.
  • Nho: Ngụ ý cầu mong cho vợ chồng sớm sinh quý tử, nhiều con tức nhiều lộc.
  • Xoài: Biểu tượng của tài lộc, vận may, ngụ ý cầu mong một cuộc sống an khang, ấm no, thịnh vượng.
  • Mãng cầu: Tượng trưng cho mọi sự đều như ý.
  • Táo: Mang ý nghĩa của sự giàu sang, phú quý, mong muốn gia đình luôn hòa thuận, bao bọc lẫn nhau.
Mâm ngũ quả mang ý nghĩa cầu mong cuộc sống hạnh phúc, ấm no
Mâm ngũ quả mang ý nghĩa cầu mong cuộc sống hạnh phúc, ấm no

Trang trí phông nền

Ngày nay, phông nền tại bàn thờ gia tiên ngày cưới không chỉ giới hạn mỗi màu đỏ mà còn có thể biến tấu linh hoạt như màu trắng, xanh, vàng,… đều được, miễn là đồng nhất và hòa hòa với màu sắc chủ đạo của lễ cưới.

Lời kết

Vừa rồi là những điều cần lưu ý khi trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới mà bạn cần nắm. Tùy theo từng khu vực mà sẽ có một số đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung chúng đều mang ý nghĩa sâu sắc đi kèm với mong muốn cho cuộc sống lứa đôi luôn hạnh phúc, trọn vẹn.

Nếu còn thắc mắc về những vấn đề xoay quanh bàn thờ gia tiên ngày cưới hoặc có nhu cầu mua sắm bàn thờ chất lượng, hãy nhấc máy gọi cho Bàn thờ đẹp Toàn Thắng qua hotline 0926 242. 77 – 0901 242 777 ngay hôm nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon icon